Trên thế giới hay ở Việt Nam, không ít những dòng sông lớn từng bị ô nhiễm, bồi lấp, sau khi được cải tạo, đã trở thành tâm điểm phát triển của các đô thị.
Những dòng sông “tỉnh giấc”
Sông Matanza Riachuelo tại Thủ đô của Argentina từng trong top những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. Với chiều dài 64 km chảy quanh rìa phía nam của Buenos Aires, đây là nơi sinh sống của hơn 4 triệu người. Dù vậy, nó bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các nhà máy xả chất thải xuống sông.
Sông Matanza Riachuelo tại Thủ đô của Argentina từng trong top những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. Với chiều dài 64 km chảy quanh rìa phía nam của Buenos Aires, đây là nơi sinh sống của hơn 4 triệu người. Dù vậy, nó bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các nhà máy xả chất thải xuống sông.
Khu phố La Boca bên bờ sông Matanza Riachuelo sau khi cải tạo đã trở thành địa điểm thu hút du khách của Thủ đô Buenos Aires. Ảnh: ShutterStock
Năm 2008, Toà án tối cao nước này ra phán quyết yêu cầu xử lý chất thải chảy vào Matanza Riachuelo. Sau đó, việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đã cải thiện điều kiện vệ sinh dọc theo bờ sông, cung cấp giải pháp bền vững để xử lý nước thải an toàn.
Hiện những khu phố nghệ thuật như La Boca hình thành tại cửa sông Riachuelo đã trở thành tọa độ vàng thu hút du khách đam mê vẻ đẹp đường phố, muốn chiêm ngưỡng tận mắt những tác phẩm nghệ thuật độc đáo của các nghệ sĩ hay đơn giản chỉ đến để check in “sống ảo”.
Chung số phận với dòng sông tại Nam Mỹ là sông Singapore tại quốc đảo cùng tên. Nguồn nước tự nhiên ở đây từng bị ô nhiễm do hàng nghìn xưởng sản xuất, chăn nuôi bên sông. Nhờ chính sách quyết liệt của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu như chặn nguồn thải xuống sông, di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm… con sông Singapore ngày nay trở thành không gian thoáng mát, văn minh cho người dân quốc đảo dạo bộ, thư giãn hay tổ chức những bữa tiệc ngoài trời. Các tòa cao ốc với hàng quán, khách sạn, trung tâm thương mại sầm uất theo đó mọc lên hai bên sông. Giá trị bất động sản ven sông tăng lên đáng kể.
Khu vực bến cảng Clarke Quay sôi động bậc nhất thế giới nằm bên con sông Singapore. Ảnh: ShutterStock
Câu chuyện hồi sinh dòng suối Cheonggyecheon ở trung tâm Thủ đô Seoul – Hàn Quốc cũng thú vị không kém. Cheonggyecheon từng là dòng suối bị quên lãng và chôn vùi dưới lớp bê tông suốt nửa thế kỷ. Thế nhưng ngày 1/10/2005, Cheonggyecheon đã được hồi sinh nhờ quyết tâm của chính quyền. Một dòng suối xanh trong thay thế con đường cao tốc cũ, trở thành chiếc máy điều hòa khổng lồ giúp nhiệt độ mùa hè ở khu vực này giảm khoảng 2-3 độ C. Nồng độ bụi lẫn CO2 đều giảm rõ rệt.
Hàng loạt công trình kiến trúc quy mô và hiện đại của Thủ đô Seoul đã mọc lên hai bên bờ con suối Cheonggyecheon có chiều dài 5,8km. Nơi đây đã trở thành một không gian văn hóa, điểm diễn ra nhiều chương trình biểu diễn đường phố, thu hút hàng triệu lượt du khách. Đây còn là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc về việc trân trọng tài nguyên nước, đưa không gian sinh thái tự nhiên thành điểm đến thu hút và phát triển kinh tế sầm uất.
Dòng suối Cheonggyecheon được cải tạo, trở thành địa điểm dạo bộ, thư giãn lý tưởng của người dân Seoul và du khách. Ảnh: Sun Group
Tương lai của sông Đơ (Sầm Sơn)
Tại Việt Nam, đã có nhiều kế hoạch nạo vét, khơi thông, làm hồi sinh những dòng sông từng là “linh hồn” của đô thị như sông Tô Lịch tại Hà Nội, sông Cổ Cò tại Đà Nẵng – Quảng Nam…
Ngay tại Sầm Sơn, từ nhiều năm trước, chính quyền thành phố đã có chủ trương quy hoạch, phát triển sông Đơ – nơi sở hữu không gian khoáng đạt, cảnh quan nên thơ nhưng dòng chảy lại bị bồi lấp, trở thành dòng sông bị lãng quên, ít người biết tới. Đầu năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận phương án nạo vét bùn, cát, khơi thông luồng lạch cửa sông Đơ.
Việc khơi thông dòng chảy đi liền với kế hoạch cải tạo cảnh quan sông Đơ, được kỳ vọng sẽ khôi phục vị thế con sông giữa lòng đô thị Sầm Sơn, mang đến cho Sầm Sơn lợi thế vừa kế sông, vừa cận kề biển. Theo đó, dọc hai bên sông sẽ hình thành nên Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng do Tập đoàn Sun Group đầu tư, quy mô 29ha, kết nối thẳng tới Khu đô thị quảng trường biển Sun Grand Boulevard qua trục đại lộ thương mại quy mô bậc nhất Việt Nam.
Phối cảnh minh họa khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng ven sông Đơ. Ảnh: Sun Group
Nếu như Sun Grand Boulevard trên đường Hồ Xuân Hương kề cận quảng trường biển sẽ được phát triển thành khu đô thị thương mại – dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí và mua sắm của khách du lịch khi đến Sầm Sơn, thì Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng ven sông Đơ sẽ được phát triển theo mô hình thành phố nghỉ dưỡng đa sắc màu kế sông kề biển, mang phong cách Miami (Mỹ) đậm chất nhiệt đới.
Trong một bài viết trên báo Thanh Hoá về phát triển bền vững đô thị du lịch biển Sầm Sơn, kiến trúc sư Nguyễn Huy Văn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch – Kiến trúc Thanh Hóa từng trăn trở: “Với lợi thế tiềm năng, Sầm Sơn cần phải có tầm nhìn chiến lược, tạo được dấu ấn riêng, sắc thái văn hóa riêng và phát triển bền vững theo hướng sinh thái”.
Dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng ven sông Đơ chính là lời giải cho những trăn trở của vị chuyên gia. Bởi lẽ, dự án sẽ không chỉ góp phần tái tạo, giữ gìn hệ sinh thái bản địa ven sông, mà còn khai mở những thế mạnh sẵn có của khu vực này. Theo đó, Sun Group sẽ khôi phục vị thế sông Đơ với đúng tầm vóc là trung tâm của sự phát triển, kiến tạo hai bên bờ sông những công trình vừa có điểm nhấn vừa hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên, những khu phố nghỉ dưỡng đậm chất nhiệt đới, hay những khu vui chơi giải trí mang thương hiệu Sun World.
“Khi ấy, Sầm Sơn sẽ được nhắc đến như một hình mẫu về hồi sinh dòng sông bị lãng quên. Và Sun Group, với vai trò của người khai mở, sẽ đánh thức dòng sông Đơ đã nằm yên suốt nhiều thập kỷ, biến nó thành không gian đô thị quan trọng của thành phố biển”, đại diện chủ đầu tư nói.
Theo vnexpess.vn
Comments are closed.