Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, Đô thị Thời đại – Sun Urban City sẽ là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới từ khắp miền Bắc đổ về.
Hà Nam – vùng đất đặc biệt
Những năm gần đây, Hà Nam nổi lên là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt mốc 10,35%, cao nhất vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 4 cả nước. Nhờ vậy, thu nhập người dân không ngừng được nâng cao, chất lượng sống cải thiện vượt bậc.
Bên cạnh thành tựu ấn tượng về kinh tế, điều khiến Hà Nam trở thành điểm đến sinh sống và làm việc hàng đầu miền Bắc còn là mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại.
Về đường bộ, tỉnh có hàng loạt tuyến huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình… Đoạn cao tốc Pháp Vân (Hà Nội) – Phú Thứ (Hà Nam) được đề xuất thay đổi từ quy hoạch 8 làn xe thành 10-12 làn, trong đó đoạn Pháp Vân – vành đai 4 lên 12 làn xe, đoạn vành đai 4 – Phú Thứ lên 10 làn. Đặc biệt, khi nút giao Phú Thứ trên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình hoàn thành năm 2025, kết nối với vành đai 5 Vùng Thủ đô, việc di chuyển từ các tỉnh lân cận đến Hà Nam càng thuận lợi hơn bao giờ hết.
Về đường sắt, Hà Nam sở hữu trạm dừng chiến lược là ga Phủ Lý trên tuyến cao tốc Bắc – Nam, dự kiến khởi công vào năm 2027. Trong khi đó, sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô dự kiến được đầu tư xây dựng tại huyện Ứng Hòa – Phú Xuyên (Hà Nội) sẽ giúp Hà Nam nắm giữ lợi thế lớn trong việc luân chuyển hàng hóa và hành khách khắp mọi miền.
Một khía cạnh khác làm nên sức hấp dẫn mãnh liệt của Hà Nam, đó là phong cảnh thiên nhiên hết sức tươi đẹp hình thành từ địa thế điểm kết nối của 3 con sông lớn gồm sông Nhuệ, sông Châu và sông Đáy. Vị thế đắc địa như ông cha đúc kết, là nơi hội tụ của linh khí sông núi, đất trời… Đó là chưa kể đến kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, quý báu, mang đậm bản sắc vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nhờ vậy, mỗi năm, tỉnh thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước tham quan, trải nghiệm, dần trở thành “điểm phải đến” trên hành trình khám phá thiên nhiên và văn hóa Bắc Bộ.
Mặc dù vậy, có một thực tế là khu vực đô thị hiện hữu của tỉnh chưa đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu người dân. Khu vực trung tâm Phủ Lý cũ chật hẹp, thiếu không gian phát triển. Bài toán đặt ra là phải hình thành những khu đô thị hiện đại, đẳng cấp cao theo tiêu chí “all in one”, không chỉ giúp hiện thực hóa mục tiêu đưa Phủ Lý thành đô thị loại I vào năm 2030, đưa tỉnh Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050, mà còn đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nhu cầu của người dân Hà Nội hiện nay là hướng đến những đại đô thị có chất lượng sống cao. Đây là một lợi thế đặc biệt của các tỉnh liền kề Hà Nội, trong đó có Hà Nam. “Với hạ tầng giao thông kết nối như hiện nay, rõ ràng khoảng cách thời gian, cự ly không còn là vấn đề nữa. Và khi đó người dân Hà Nội sẽ chọn những chỗ nào xứng tầm, xứng đáng, có cảnh quan, có những điều kiện đặc biệt để an cư hoặc đầu tư. Hà Nam với lợi thế của mình, lại thêm những tập đoàn có kinh nghiệm đến đầu tư thì người dân có thể đặt niềm tin và lựa chọn”, ông Đính nói.