Trong 16 cổ phiếu “tạm trú” trên HNX đã trở lại giao dịch trên HOSE ngày 6/9/2021, chỉ có 2 cổ phiếu có vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng là VND và DXS. Với mức vốn hóa này, VND và DXS sẽ nằm trong Top 100 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên HOSE – điều kiện quan trọng để hút dòng tiền khối ngoại và các quỹ đầu tư.
16 cổ phiếu nào sắp quay về HOSE?
Ngày 27/08/2021 là ngày giao dịch cuối cùng của 16 cổ phiếu này trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
Bao gồm các doanh nghiệp chuyển nhà sang HNX để giảm tải hệ thống cho HoSE, như ở khối CTCK là VNDirect (mã VND), Chứng khoán BSC (mã BSI), Chứng khoán Trí Việt (mã TVB); hệ thống 7 công ty thành viên của PAN Group gồm CTCP tập đoàn PAN (mã PAN), Giống cây trồng Việt Nam (mã NSC), Giống cây trồng Miền Nam (mã SSC), Thủy sản Bến Tre (mã ABT), Bibica (mã BBC), Lafooco (mã LAF) và Khử trùng Việt Nam (mã VFG). Ngoài ra còn có các DN cũng chuyển niêm yết về lại HOSE là THI, CAV, QBS, HAP.
Các cổ phiếu trên đều đã có khoảng thời gian giao dịch khá suôn sẻ trên HNX. Dòng tiền đổ vào thị trường không bị gián đoạn giúp những cổ phiếu chứng khoán có giao dịch sôi động như VND, BSI, TVB đều diễn biến khởi sắc.
Đồng thời, HOSE cũng sẽ đón trở lại các tân binh nhưng phải tạm thời giao dịch trên HNX, nổi bật là bộ đôi cổ phiếu bất động sản Dat Xanh Services (mã DXS) và Khải Hoàn Land (mã KHG). Tổng khối lượng lưu hành của 2 doanh nghiệp trên lên đến 533 triệu cổ phiếu. Trong đó, với quy mô vốn lớn, DXS cũng lọt top vốn hóa lớn và thu hút dòng tiền khối ngoại nằm trong Top 2 mua ròng trên HNX trong hơn 1 tháng qua.
Lợi thế từ vốn hoá khủng
Sự kiện “danh chính ngôn thuận” quay trở lại giao dịch niêm yết trên HOSE tạo hiệu ứng tích cực đến tâm lý các nhà đầu tư, đặc biệt với các cổ phiếu vốn hóa lớn như VND và DXS – sẽ có cơ hội thu hút dòng tiền khối ngoại hơn, bởi vốn hóa là hai tiêu chí quan trọng của hầu hết các quỹ ngoại, các quỹ ETF. Thậm chí, trong các tiêu chí giải ngân của một số quỹ đầu tư là phải niêm yết trên HOSE (DN sẽ phải đáp ứng các tiêu chí khắt khe hơn, áp lực cải thiện hơn nữa về tính minh bạch, chất lượng quản trị, hiệu quả kinh doanh…).
Theo đó, nếu đáp ứng được các tiêu chí này, thanh khoản cổ phiếu cũng có cơ hội cải thiện hơn. Nếu được xem xét vào các rổ chỉ số như VN30, VN100, VNFinlead…thông thường sẽ giúp thanh khoản tăng nhanh bởi các quỹ ETF sẽ tập trung mua bán chứng chỉ của họ thông qua các rổ chỉ số. Thời gian qua, dòng vốn huy động từ các quỹ ETF vào Việt Nam đang gia tăng tỷ trọng với các cổ phiếu có mức tăng trưởng tốt và khả quan trên thị trường.
Tính đến nay, room cho nhà đầu tư nước ngoài của VND vẫn còn 59,78%, DXS là 30,32% – mức đủ lớn để hấp dẫn các định chế tài chính nước ngoài bỏ vốn đồng hành cùng doanh nghiệp. Vấn đề tiếp theo là đảm bảo được điều kiện tỷ lệ free float tối thiểu 10%, duy trì vốn hóa cao và thanh khoản tốt.
Đại diện tiêu biểu lột xác nhờ nguồn vốn ETF
Một trong những đại diện tiêu biểu gần đây nhất trong việc lột xác nhờ ETF không nói đâu xa chính là Công ty Cổ phần phát triển Bất Động Sản Phát Đạt (PDR) một mã ngành bất động sản. Khởi động mới chỉ từ tháng 02/2021, khi PDR thoả mãn được các tiêu chí của các rổ chỉ số, ồ ạt các quỹ ETF bắt đầu mua vào từ Quỹ Fubon FTSE ETF, FTSE Vietnam Index đến cả VNM ETF của quỹ Vaneck đã đẩy giá trị vốn hóa của PDR lên 41,716.35 tỷ đồng, tương đương 1,85 tỷ USD, tăng hơn 700 triệu USD so với hồi tháng 2/2021.
Vốn hoá chưa đủ gây ấn tượng thì sự tăng trưởng của giá và thanh khoán khiến nhiều nhà đầu tư phải trầm trồ vì chỉ sau 7 tháng giá PDR tăng gần 200% từ giá 44,400 ( ngày 21/03/2021) đến 85,700 (ngày 01/09/2021). Riêng về yếu tố thanh khoản trung từ lúc vào ETF so với thanh khoản trung bình 1 năm ( từ 01/02/2020 – 01/02/2021) trước tăng 2,6 lần.
Liệu lịch sử có lặp lại
Theo thống kê của Finpro trong vòng 1 năm về trước, mặc cho khối ngoại bán ròng liên tục từ tháng 10/2020 đến bây giờ, nhưng dòng tiền đổ vào ETF đặc biệt tăng 23,88% so với năm ngoái (tương đương 91 triệu đô) có xu hướng tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này cho thấy rằng dư địa vốn từ ETF còn rất nhiều cho các mã cổ phiếu top vốn hoá thị trường.
Quay về với 2 mã cổ phiếu vốn hoá trên 10.000 tỷ sắp về lại “nhà” HOSE, nếu cân đo đóng đếm giữa VND với 10 năm trên thị trường và đứng top 5 công ty chứng khoán tại Việt Nam, và DXS tân binh mới nhưng là thủ lĩnh ngành môi giới bất động sản. Có vẻ, kết quả thắng chung cuộc này sẽ về với DXS vì lợi thế đầu ngành cũng chính là một trong những tiêu chí ưu để lọt vào “mắt xanh” của các quỹ ETF trên thị trường. Vậy PDR đã lột xác thành công như vậy, thì DXS một mã với nền tảng rất mạnh từ việc thu hút vốn ngoại sẽ mang lại điều bất ngờ gì nữa khi chính thức sang HOSE, chắc nên để dành câu trả lời cho các cổ đông dài hạn của DXS.
Theo datxanh.vn